I. Máy in màu là gì?
Máy in màu là thiết bị in ấn được sử dụng khi người dùng cần in những nội dung dạng hình ảnh và chữ có nhiều màu sắc. Máy in màu gia đình, văn phòng (không phải loại máy in màu thương mại chuyên dụng tại xưởng in, nhà in) hiện nay thường sử dụng 2 công nghệ chính là in phun màu và in laser màu.
1. Cấu tạo máy in màu về cơ bản gồm các bộ phận như sau cho từng loại máy in phun màu và máy in laser màu:
Máy in phun màu gồm các bộ phận chính:
- Đầu in với các vòi phun mực: Dùng để phun mực in lên giấy in.
- Motor bước đầu máy in: Dùng để di chuyển đầu in trên giấy in.
- Hộp mực: Dùng để chứa mực in.
- Khay giấy: Dùng để chứa giấy in.
Máy in laser màu gồm các bộ phận chính:
- Nguồn phát tia laser: Dùng để chiếu tia laser.
- Hệ thống thấu kính hội tụ và gương: Dùng để điều khiển chùm tia laser.
- Trống từ: Dùng để hút mực in, tham gia vào quá trình tạo nội dung in dạng và chuyển mực sang giấy in.
- Cụm sấy: Dùng để sấy nóng mực in giúp mực bám chắc vào giấy in.
- Hộp mực: Dùng để chứa mực in.
- Khay giấy: Dùng để chứa giấy in.
2. Nguyên lý hoạt động của máy in màu:
a. Nguyên lý hoạt động của máy in phun màu:
Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực thành từng giọt lên chất môi giới chỉ định để in ra nội dung văn tự hoặc hình vẽ, đầu tiên là do máy tính phát ra tín hiệu, sau đó vòi phun của máy in phun sẽ căn cứ vào nội dung của các tín hiệu khác nhau mà điều khiển vòi phun phun ra những loại mực thích hợp. Nếu sử dụng máy in phun đen trắng thì cho dù nội dung đem in có hiển thị màu gì đi nữa, máy in phun đen trắng vẫn phun ra màu mực đen. Còn đối với những nội dung in màu, máy sẽ tự động chuyển thành màu xám, những nội dung màu cần in sẽ tự động chuyển thành các tầng màu khác nhau.
Máy in phun màu cơ bản thường có bốn màu mực khác nhau là: Đen, Xanh, Đỏ, Vàng. Theo 3 nguyên lý in màu của máy in, bốn loai. màu này có thể hợp thành các loại màu nội dung cần in.
b. Nguyên lý hoạt động của máy in laser màu:
Máy in laser hoạt động được nhờ một nguyên lý hoàn toàn mới là thông tin (ký tự,hình ảnh …) sẽ có được một dụng cụ đọc và dịch ra thành một loạt tia laser (theo một lối nhất định) từ máy vi tính. Tia laser này sẽ rọi lên một bộ quay (nó sẽ cuốn giấy và đặt biệt hơn là nó chứa tĩnh điện). bộ quay này cũng tiếp giáp với một trục quay khác chứa mực. Khi quay những chỗ nào có tia laser rọi lên thì mực sẽ thấm vào giấy còn những chỗ khác thì không. những kỹ thuật đã áp dụng vào in laser là môi trường tĩnh điện (nên nhớ giấy có thể thu tĩnh điện, các atom điện sẽ nằm trên mặt giấy nếu nó bị charge điện vào), photoreceptor, discharge lamp ….
Quy trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra này được đưa xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để cuối cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên của trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát và tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là “ĐIỂM trên inch” (dot per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho các trang in (DPI càng cao thì chất lượng trang in càng đẹp).
3. Máy in màu có những loại nào?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều mẫu máy in màu văn phòng, gia đình với cách phân loại đa dạng, ngoài cách chính là dựa trên công nghệ in (gồm máy in phun màu và máy in laser màu) thì có thể kể đến thêm một số tiêu chí phân loại phổ biến khác như:
a. Dựa trên khổ giấy in:
Gồm máy in màu khổ hẹp (in được các cỡ giấy từ A4 trở xuống) và máy in màu khổ rộng (in được các cỡ giấy A3, A2, A1, A0).
b. Dựa trên số màu mực in sử dụng:
Gồm máy in màu 4 màu (dùng 4 màu CMYK là Cyan – xanh lơ, Magenta – hồng sẫm, Yellow – vàng, Key – đen), máy in màu 6 màu (ngoài 4 màu CMYK có thể thêm màu xanh lá cây và màu cam hoặc màu xanh lơ nhạt và hồng sẫm, nhạt), máy in màu 8 màu (ngoài 6 màu còn thêm màu vàng nhạt và màu đen nhạt).
c. Dựa trên chức năng:
Gồm máy in màu đơn năng (chỉ in) và máy in màu đa năng (có thể in và kết hợp thêm một hoặc một số chức năng như photocopy, scan, fax).
d. Dựa trên khả năng đảo mặt giấy tự động:
Gồm máy in 1 mặt in màu (không có khả năng đảo mặt giấy tự động) và máy in 2 mặt in màu (có khả năng đảo mặt giấy tự động).
e. Dựa trên khả năng kết nối:
Gồm máy in màu thông qua mạng LAN (máy được kết nối với máy tính chủ), máy in màu thông qua mạng network (máy được kết nối qua mạng có dây), máy in màu thông qua kết nối wifi (máy được kết nối qua mạng không dây).
II. Ưu nhược điểm của từng loại:
1. Máy in phun màu:
a. Ưu điểm:
- Máy in phun thường nhỏ hơn và nhẹ hơn – là ý tưởng tuyệt vời cho một phòng làm việc nhỏ, hoặc hộ gia đình, nơi cần tiết kiệm không gian để đồ vật.
- Máy in phun tạo ra những bản in hình ảnh với chất lượng tuyệt vời, chúng có thể pha trộn và tạo ra những màu sắc rực rỡ và mịn màng hơn hẳn máy in laser.
- Giá của một máy in phun rẻ hơn hầu hết các máy in laser.
- Không cần thời gian khởi động trước khi in.
- Có thể in trên nhiều loại giấy khác nhau, bao gồm giấy ảnh bóng, giấy nghệ thuật kết cấu và vải.
- Có thể chứa kích thước giấy lớn hơn.
b. Nhược điểm:
- Cần sử dụng và vệ sinh hộp mực thường xuyên để tránh làm đầu in bị tắc.
- Bản in dễ bị lem màu hơn do dùng mực lỏng nếu chọn sai loại giấy.
- In chậm hơn nhiều so với máy in laser.
- Khay giấy dung lượng ít gây phiền toái cho người sử dụng trong lúc in.
- Công suất in hàng tháng thấp.
Nên sử dụng khi: Cần in ảnh chuyên nghiệp, chất lượng cao.
2. Máy in laser màu:
a. Ưu điểm:
- Mực in thường khô ngay, không bị lem.
- Gần như các máy in laser sẽ in nhanh hơn nhiều nếu so với máy in phun. Điều này không phải là ưu điểm mạnh với những người sử dụng ít, nhưng người dùng có khối lượng cao sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn.
- Máy in laser tạo văn bản sắc nét. Nếu bạn chỉ cần một máy in có dung lượng lớn để in tài liệu văn bản, thì máy in laser là một chọn lựa tốt.
- Chu kỳ nhiệm vụ hàng tháng cao hơn có nghĩa là chúng được chuẩn bị tốt hơn để xử lý các công việc có khối lượng lớn.
- Tốc độ in nhanh hơn hẳn máy in phun.
- Toner, trung bình, rẻ hơn về lâu dài cho các máy in có khối lượng cao vì hộp mực của chúng có thể in ra hàng nghìn trang so với hộp mực in phun.
b. Nhược điểm:
- Có thể xử lý đồ họa đơn giản, nhưng bản in hình ảnh và hình ảnh phức tạp là một thách thức.
- Mặc dù có một số máy in laser được thiết kế nhỏ gọn trên thị trường, nhưng đa phần chúng thường lớn hơn và nặng hơn máy in phun.
- Máy in laser không thể xử lý nhiều loại giấy như máy in phun có thể.
- Chi phí trả trước của máy in laser thường cao hơn máy in phun.
- Khổ giấy in được thường nhỏ hơn.
Nên sử dụng khi: Cần in văn bản và hình ảnh màu không quá phức tạp và cần in nhanh, in nhiều và liên tục.
III. Cách chọn máy in màu chất lượng và phù hợp với nhu cầu:
Khi mua máy in màu, bạn nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo chất lượng in ấn tốt và bền bỉ, Chọn máy in màu đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, trong đó cần lưu ý về:
– Công nghệ in màu (in phun hay in laser).
– Các thông số kỹ thuật: Độ phân giải (bao nhiêu dpi), số lượng màu mực (bao nhiêu màu), khổ giấy in (khổ nhỏ hay khổ to), tốc độ in (bao nhiêu trang/phút), công suất in (bao nhiêu trang/tháng), chuẩn kết nối (USB, mạng có dây, mạng không dây)…
– Các chức năng (chỉ in hay là có cả scan, photo, fax; có in 2 mặt tự động không…).
Chọn máy in màu đến từ các thương hiệu uy tín như máy in màu Epson, máy in màu Canon, máy in màu Brother, máy in màu Fuji Xerox… để đảm bảo chất lượng thiết bị và được hưởng chế độ bảo hành tốt nhất.